Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

8 lợi ích sức khỏe của hành lá

Hình ảnh
Nhờ các chất dinh dưỡng dồi dào, hành lá là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn. Dưới đây là một vài lợi ích chính hành lá mang lại: Hỗ trợ tiêu hóa : Hành lá giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên, có thể nấu chín hoăc thêm vào salad. Tăng cường hệ miễn dịch : Hành lá giàu vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường : Hợp chất lưu huỳnh có trong hành lá giúp giảm lượng đường trong máu do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngăn ngừa cảm lạnh : Hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm do virus như cảm lạnh và giúp loại bỏ các dịch nhày. Chống ung thư : Hành lá giàu flavonoid và hợp chất allyl sulfide giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, do đó giúp chống lại bệnh ung thư. Tốt cho mắt : Hành lá giàu vitamin A và carotenoid giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mất thị lực. Tốt cho

Cần phải chế biến phụ tử theo phương pháp mới

Hình ảnh
Quy 12 kinh. Được dùng nhiều trong các trường hợp tâm dương hư hoặc thận dương hư: Toàn thân lạnh hoặc sợ lạnh, người choáng váng, đau đầu, đau mỏi lưng, gối, xương, khớp. Phụ tử được chế biến từ cây thuốc ô đầu. Cây ô đầu (Aconitum carmichaelii Debx), họ hoàng liên (Ranunculaceae.). Về mặt thực vật, trên thế giới, ô đầu có khoảng 400 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới Bắc bán cầu. Chỉ riêng Trung Quốc cũng có tới 211 loài. Ở Vân Nam, một tỉnh giáp với tỉnh Lào Cai của nước ta, cũng có tới 66 loài, có loài giống với ô đầu của nước ta. Ở Việt Nam, cây ô đầu được tìm thấy ở một số tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Nghĩa Lộ. Cây ô đầu hiện cho 2 vị thuốc, vị ô đầu, là củ cái của cây ô đầu. Vị thứ 2 là sinh phụ tử, tức là củ nhánh. Chữ sinh ở đây có nghĩa là sống, là tươi, chưa chế biến. Chính vì tên gọi như vậy nhiều nơi còn bị nhầm lẫn giữa tên “cây ô đầu” với vị thuốc “ô đầu”. Vị ô đầu chỉ được phép dùng ngoài để ngâm rượu bóp khi đau cơ, đau khớp và không được dùng để uống vì rất đ

Thuốc hay từ các loài hoa

Hình ảnh
Cúc vạn thọ: Hoa cúc vạn thọ rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt. Người phương Đông coi hoa cúc vạn thọ là hình ảnh trường sinh và cuộc sống vĩnh hằng. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng hoa cúc vạn thọ, giã nát, trộn với ít đường, hấp chín, nghiền nát, chắt nước uống, có tác dụng chữa kiết lỵ. Nếu phối hợp với húng chanh, hoa đu đủ đực, đường phèn, hấp chín, chắt lấy nước uống có tác dụng chữa ho gà và viêm phế quản. Hoa đào: Có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt… Hoa mai trắng: Cây hoa mai trắng (bạch mai hoa) còn gọi là mơ, lạp mai,

Bắp cải – “Vũ khí” đặc biệt chống ung thư và bệnh tim

Hình ảnh
Nó chứa sulforaphane có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư. Một nửa chén cải bắp nấu chín chứa 81,5mg vitamin K. Một số nghiên cứu cho thấy tăng cường sử dụng cải bắp giúp giảm nguy cơ tiểu đường, béo phì, bệnh tim và tử vong nói chung. Nó cũng giúp mang đến làn da khỏe mạnh, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Dưới đây là những lợi ích trong phòng chống ung thư, bệnh tim và nhiều tình trạng khác: 1. Ung thư đại tràng và dạ dày Bắp cải chứa chất xơ giúp khắc phục các vấn đề tiêu hóa. Ăn bắp cải thường xuyên giúp ngăn ngừa phát triển các bệnh như ung thư đại tràng và ung thư dạ dày. 2. Tăng mức năng lượng Bắp cải chứa nhiều sắt giúp làm tăng mức năng lượng, tăng cường tuần hoàn và trao đổi chất. 3. Tăng cường hệ thống miễn dịch Vì bắp cải chứa nhiều viatamin C, nó được cho là giúp tăng cường hệ miễn dịch. 4. Tăng cường sức mạnh xương Bắp cải chứa nhiều vitamin K giúp sản sinh protein và điều hòa khoáng xương. Vitamin K cũng giúp ngăn ngừa chứng loãng xương. Vì vậy, bắp cải được cho

Quả ổi và lợi ích ít biết với bà bầu

Hình ảnh
Dân gian thường truyền tục nếu bà bầu ăn ổi khi em bé sinh ra sẽ bị trốc ghẻ. Nhưng những lợi ích dưới đây khiến chúng ta bất ngờ về tác dụng mà ổi mà ổi mang lại. Ổi là một loại quả bổ dưỡng, là nguồn cung cấp vitamin A, C cao, ngăn ngừa thiếu máu, ổn định đường huyết... Giảm nguy cơ thiếu máu Uống một ly nước ổi mỗi ngày giúp giảm tình trạng thiếu máu trong cơ thể do trong trái ổi có chứa những dưỡng chất thiết yếu giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu. Giúp tăng khả năng miễn dịch Trong quả ổi rất giàu axit ascorbic, vitamin C – giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bà bầu. Ngoài ra, những dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ những bệnh thường gặp trong thai kỳ như đau răng, chảy máu răng, nướu, viêm loét… vì trong 1 quả ối có chứa khoảng 16mg vitamin C. Trị chứng táo bón thai kỳ Ổi rất giàu chất xơ giúp thông ruột, do đó sẽ giúp ngăn ngừa táo bón trong thời kỳ mang thai. Một quả ổi cỡ vừa có thể cung cấp 36% lượng chất xơ hàng ngày cho cơ thể. Trị bệnh tiêu chảy Quả ổi có tác dụng điề

Công dụng làm đẹp và chống viêm kỳ diệu của lô hội

Hình ảnh
Mặc dù cây lô hội có chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực làm đẹp, song việc sử dụng các chế phẩm y khoa chiết xuất từ lô hội vẫn còn hạn chế. Loại cây này có thể giúp cơ thể chúng ta giảm quá trình lão hóa cũng như mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích sức khỏe. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lô hội có thể chữa được “bách bệnh”. Nó có thể được sử dụng cả bên ngoài cũng như bên trong cơ thể, từ bôi ngoài da cho đến việc tái tạo toàn bộ hệ thống cơ thể. Loại thảo dược này thực sự có khả năng tạo nên "màu nhiệm". Nó có thể thúc đẩy tiêu hóa cũng như giải độc cơ thể. Nó có thể làm dịu làn da bạn cũng như giảm mụn. Trong một số tư liệu y học cổ truyền, cây lô hội cũng được coi như "món quà của sự trường sinh". Phần lớn chúng ta chỉ sử dụng lô hội cho việc chữa bỏng và các vết thương nhẹ mà không tận dụng hết công dụng của loại thảo dược này. Dưới đây là một vài công dụng của nó bạn nên tham khảo. 1. Lô hội có khả năng kháng nấm và kh

Bỏng da, viêm da vì đắp tỏi chữa bệnh

Hình ảnh
Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin và các vitamin A, B, C, D… có công dụng diệt khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm cholesterol…và nhiều người còn mách bảo nhau đắp tỏi để chữa và phòng bệnh một số bệnh như: đầy bụng, đắp vào gan bàn chân để chữa ho. Tuy nhiên, đã có trường hợp áp dụng đã phải nhập viện. Vậy dùng tỏi như thế nào cho đúng là vô cùng quan trọng. Giảm nguy cơ mắc ung thư Tỏi có rất nhiều công dụng, trong đó một số công dụng chính của tỏi đối với sức khoẻ con người có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim... Cần thận trọng khi dùng đồng thời tỏi với các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ c

Kê nội kim trị bệnh đường tiêu hoá

Hình ảnh
Theo y học cổ truyền, kê nội kim có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, vị, tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng tiêu thức ăn, kiện tỳ, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột... Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Khi mổ gà, người ta thường mổ mề gà, bóc lấy lớp màng bên trong rồi rửa sạch phơi khô làm thuốc. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc, rất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng. Một số đơn thuốc có sử dụng kê nội kim Trị viêm ruột mạn tính, tiêu chảy, bụng trướng đầy khó chịu: Kê nội kim sao, bạch truật sao, liều lượng bằng nhau 200g, nghiền thành bột. Mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi, uống trước bữa ăn. Trẻ em tiêu hóa không tốt: Gạo tẻ 100g nấu cháo, kê nội kim 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường), ăn ngày 1 - 2 lần. Kê nội kim. Trị tỳ hư tiêu chảy, tiêu hoá khó: Kê nội kim, bạch truật, gừng khô, mỗi thứ 125g. Đại

Nghệ đen

Hình ảnh
họ gừng (Zingiberaceae). Nghệ đen có tinh dầu, chất nhựa và chất nhầy. Nghệ đen vị đắng cay, tính ôn; vào kinh can và tỳ. Có tác dụng hoạt huyết phá ứ, hành khí giảm đau. Trị các chứng kinh bế, bụng đau, trưng hà tích tụ, tiêu thực hóa tích, chấn thương bầm giập. Liều dùng: 6 - 12g. Nghệ đen được dùng làm thuốc trong các trường hợp: Phá ứ, thông kinh: Dùng cho phụ nữ khí huyết kết trệ, tắc kinh trướng đau, bụng thành cục. Bài 1: bột nga truật: nga truật 8g, xuyên khung 6g, thục địa 12g, bạch thược 12g, bạch chỉ 12g. Các vị sấy khô, nghiền thành bột. Mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần, chiêu bằng nước muối loãng. Trị các chứng tắc kinh, đau bụng khí hư. Bài 2: nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống. Uống trước kỳ kinh 5-7 ngày. Trị chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, đau bụng trước kỳ kinh. Hành khí giảm đau: Dùng khi ngực bụng đau do khí huyết ứ trệ, mạng sườn trướng đau. Bài 1: bột nga truật 5g, bột điền thất 5g, ô dược 8g, đào nhân 8g; thổ miết, xích thược, cốt toái bổ, tục đoạn

Trị bệnh xương khớp với cây xấu hổ

Hình ảnh
Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chữa được chứng mất ngủ. Gọi là cây xấu hổ vì cây có điểm đặc biệt dễ nhận biết nhất khi chạm vào lá cây cụp rủ xuống. Cây còn có tên khác là cây mắc cỡ, cỏ thẹn, cỏ trinh nữ. Là một cây nhỏ, mọc hoang thành bụi lớn. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô. Cây xấu hổ chữa chứng mất ngủ. Dược liệu thường được dùng chữa bệnh xương khớp như sau: Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như sau: Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc: Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục

Quả mơ

Hình ảnh
Quả mơ là một loại quả quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong đời sống. Quả mơ ngâm với đường là loại nước uống giải khát tuyệt vời trong mùa hè, có tác dụng giải nhiệt, giải cảm nắng, cảm nóng. Không những thế, mơ còn có nhiều tác dụng trị bệnh quý giá. Quả mơ cho ta nhiều vị thuốc: khổ hạnh nhân là nhân hạt khô của quả mơ; nước cất hạt mơ, ô mai là quả chín được chế biến thành mơ trắng (bạch mai) hoặc mơ đen (ô mai); có thể kết hợp mơ với gừng tươi, cam thảo và muối làm ô mai cam thảo; dầu hạnh nhân là dầu ép từ hạt mơ Trong thịt quả có chứa acid xitric, acid tactric; đường; dextrin, tinh bột, caroten, lyponen, tanin,... Trong nhân hạt có chất dầu, chất amygdalin. Quả mơ vị chua chát, tính ôn; vào kinh can, tỳ và phế. Có tác dụng làm săn ruột, sạch phổi, sinh tân dịch, tiêu mụn nhọt, trừ giun. Dùng chữa ho tức, hư nhiệt, phiền khát, giảm đau, chữa tiêu chảy lâu ngày. Trị lỵ ra máu, băng huyết, trừ giun, gây nôn. Liều dùng: 6g - 12g. Sau đây là một số bài thuốc có ô mai. Ô mai là quả m

Sử dụng hành tây làm thuốc như thế nào?

Hình ảnh
Hành tây có thuộc tính chống oxy hóa, kháng sinh, kháng viêm và kháng histamin. Trên thực tế, hành tây có thể loại bỏ độc tố. Nó có thể giảm cholesterol. Đây là một trong những lý do hành tây trở thành một thành phần không thể thiếu trong hầu hết các món sa lát. Người Ấn Độ sử dụng hành để chế biến hầu hết các món ăn gia vị. Dưới đây là những cách sử dụng hành tây làm thuốc: Chữa mụn cơm Cắt một củ hành theo vòng tròn và đặt lên mụn cơm. Buộc một miếng vải lên trên để không bị rơi. Để miếng hành này qua đêm và tháo bỏ vào buổi sáng. Lặp lại điều này trong vài ngày. Mụn cơm sẽ sớm bị loại bỏ. Chữa ho Cắt củ hành thành nhiều miếng và ép lấy nước. Thêm vài giọt mật ong và uống 2 lần/ngày để chữa ho. Bỏng Trong trường hợp bị bỏng nhẹ khi nấu ăn, đặt một miếng hành lên khu vực bị bỏng của da trong vài phút sẽ có tác dụng. Hành tây Cảm lạnh Nếu bạn đang bị cảm lạnh, đặt một củ hành gần nơi bạn nằm ngủ. Nó sẽ hấp thu các vi sinh vật và chất kích thích. Sốt Trước khi ngủ, cắt nhỏ một củ hành,

Thảo dược tốt cho hệ tiêu hóa

Hình ảnh
Những thảo dược này bắt đầu xuất hiện theo nhu cầu về ẩm thực của con người. Con người đã tìm tòi những loại cây, cỏ, củ, quả quanh nơi họ sinh sống dùng chế biến thêm vào các món ăn chính để tạo ra màu sắc, hương vị thơm ngon hơn và cũng để giữ cho hệ tiêu hóa trong cơ thể được cân bằng. Xuất phát từ những vấn đề của hệ tiêu hóa Khoang miệng, thực quản, dạ dày, tiểu tràng (ruột non), đại tràng (ruột già), trực tràng, hậu môn cùng nối với nhau tạo thành ống tiêu hóa của cơ thể. Bên trong các cấu trúc này được lót bằng một loại mô ẩm, trơn trượt (lớp niêm mạc), lớp lót này có các tuyến tạo ra axit dạ dày và các enzym cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Gan và tuyến tụy là 2 cơ quan phụ trợ tiêu hóa, sản xuất dịch tiêu hóa chứa các enzym (dịch tụy, dịch mật) bổ sung vào ruột non qua các ống dẫn. Nhiệm vụ của đường tiêu hóa là phá vỡ và chuyển hóa thức ăn thành những phân tử chất dinh dưỡng nhỏ, tinh hoa dinh dưỡng hấp thu qua lớp niêm mạc của đường tiêu hóa (chủ yếu ở ruột non) vào máu để