Bài đăng

Thảo dược khắc phục chứng đau lưng

Hình ảnh
Dưới đây là một số bài thuốc trợ khắc phục chứng bệnh: - Cây xấu hổ là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô. Để chữa đau lưng, đau nhức xương khớp lấy rễ cây xấu hổ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Lấy 20 - 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Cây xấu hổ chữa đau nhức xương khớp - Cỏ xước: Cây cỏ xước là một cây thuốc nam mà trong đông y gọi là ngưu tất nam, Cỏ xước là một loại thân thảo mọc hoang sống lâu năm, có thể cao tới gần 1m, thân có lông mềm. Lá hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng. Hoa nhiều, mọc thành bông ở ngọn, dài 20-30 cm. Quả nang là một túi, có thành rất mỏng, có lá bắc nhọn như gai, dễ mắc vào quần áo khi ta đụng phải. Hạt hình trứng dài.

Cải canh làm thuốc

Hình ảnh
Cải canh còn gọi cải bẹ xanh, cải xanh, cải cay, tên khoa học: Brassica juncea (L.) Czern. et Coss., họ Cải (Brassicaceae). Cải canh là loại rau ăn rất quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Hạt cải canh ép dầu điều chế mù tạc làm gia vị hay dùng trong công nghiệp. Trong y học phương Đông, hạt cải canh dùng với tên thuốc “Giới tử” có công dụng như hắc giới tử, bạch giới tử. Hạt cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhầy; chất sinigrosid khi gặp nước, men myrosinase thủy phân cho glucose, kali sulfat acid và alyl isothiacynat (tinh dầu mù tạc - một chất lỏng, dễ bay hơi, không màu, gây chảy nước mắt, khi kết hợp với amoni hydroxyd thành alylthioure). Theo Đông y, cải canh có vị hơi cay đắng, tính ấm; vào kinh phế. Giới tử vị cay, tính ấm; vào kinh Phế. Cải canh cung cấp protid, lipid, glucid, celulose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe. Hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống táo bón, chống lão hóa, hỗ trợ tim mạch, chữa gout và phòng chống ung thư bàng quang… Dùng chữa ho hen, là

8 lợi ích sức khỏe của hành lá

Hình ảnh
Nhờ các chất dinh dưỡng dồi dào, hành lá là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn. Dưới đây là một vài lợi ích chính hành lá mang lại: Hỗ trợ tiêu hóa : Hành lá giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên, có thể nấu chín hoăc thêm vào salad. Tăng cường hệ miễn dịch : Hành lá giàu vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường : Hợp chất lưu huỳnh có trong hành lá giúp giảm lượng đường trong máu do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngăn ngừa cảm lạnh : Hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm do virus như cảm lạnh và giúp loại bỏ các dịch nhày. Chống ung thư : Hành lá giàu flavonoid và hợp chất allyl sulfide giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, do đó giúp chống lại bệnh ung thư. Tốt cho mắt : Hành lá giàu vitamin A và carotenoid giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mất thị lực. Tốt cho

Cần phải chế biến phụ tử theo phương pháp mới

Hình ảnh
Quy 12 kinh. Được dùng nhiều trong các trường hợp tâm dương hư hoặc thận dương hư: Toàn thân lạnh hoặc sợ lạnh, người choáng váng, đau đầu, đau mỏi lưng, gối, xương, khớp. Phụ tử được chế biến từ cây thuốc ô đầu. Cây ô đầu (Aconitum carmichaelii Debx), họ hoàng liên (Ranunculaceae.). Về mặt thực vật, trên thế giới, ô đầu có khoảng 400 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới Bắc bán cầu. Chỉ riêng Trung Quốc cũng có tới 211 loài. Ở Vân Nam, một tỉnh giáp với tỉnh Lào Cai của nước ta, cũng có tới 66 loài, có loài giống với ô đầu của nước ta. Ở Việt Nam, cây ô đầu được tìm thấy ở một số tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Nghĩa Lộ. Cây ô đầu hiện cho 2 vị thuốc, vị ô đầu, là củ cái của cây ô đầu. Vị thứ 2 là sinh phụ tử, tức là củ nhánh. Chữ sinh ở đây có nghĩa là sống, là tươi, chưa chế biến. Chính vì tên gọi như vậy nhiều nơi còn bị nhầm lẫn giữa tên “cây ô đầu” với vị thuốc “ô đầu”. Vị ô đầu chỉ được phép dùng ngoài để ngâm rượu bóp khi đau cơ, đau khớp và không được dùng để uống vì rất đ

Thuốc hay từ các loài hoa

Hình ảnh
Cúc vạn thọ: Hoa cúc vạn thọ rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt. Người phương Đông coi hoa cúc vạn thọ là hình ảnh trường sinh và cuộc sống vĩnh hằng. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng hoa cúc vạn thọ, giã nát, trộn với ít đường, hấp chín, nghiền nát, chắt nước uống, có tác dụng chữa kiết lỵ. Nếu phối hợp với húng chanh, hoa đu đủ đực, đường phèn, hấp chín, chắt lấy nước uống có tác dụng chữa ho gà và viêm phế quản. Hoa đào: Có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt… Hoa mai trắng: Cây hoa mai trắng (bạch mai hoa) còn gọi là mơ, lạp mai,

Bắp cải – “Vũ khí” đặc biệt chống ung thư và bệnh tim

Hình ảnh
Nó chứa sulforaphane có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư. Một nửa chén cải bắp nấu chín chứa 81,5mg vitamin K. Một số nghiên cứu cho thấy tăng cường sử dụng cải bắp giúp giảm nguy cơ tiểu đường, béo phì, bệnh tim và tử vong nói chung. Nó cũng giúp mang đến làn da khỏe mạnh, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Dưới đây là những lợi ích trong phòng chống ung thư, bệnh tim và nhiều tình trạng khác: 1. Ung thư đại tràng và dạ dày Bắp cải chứa chất xơ giúp khắc phục các vấn đề tiêu hóa. Ăn bắp cải thường xuyên giúp ngăn ngừa phát triển các bệnh như ung thư đại tràng và ung thư dạ dày. 2. Tăng mức năng lượng Bắp cải chứa nhiều sắt giúp làm tăng mức năng lượng, tăng cường tuần hoàn và trao đổi chất. 3. Tăng cường hệ thống miễn dịch Vì bắp cải chứa nhiều viatamin C, nó được cho là giúp tăng cường hệ miễn dịch. 4. Tăng cường sức mạnh xương Bắp cải chứa nhiều vitamin K giúp sản sinh protein và điều hòa khoáng xương. Vitamin K cũng giúp ngăn ngừa chứng loãng xương. Vì vậy, bắp cải được cho

Quả ổi và lợi ích ít biết với bà bầu

Hình ảnh
Dân gian thường truyền tục nếu bà bầu ăn ổi khi em bé sinh ra sẽ bị trốc ghẻ. Nhưng những lợi ích dưới đây khiến chúng ta bất ngờ về tác dụng mà ổi mà ổi mang lại. Ổi là một loại quả bổ dưỡng, là nguồn cung cấp vitamin A, C cao, ngăn ngừa thiếu máu, ổn định đường huyết... Giảm nguy cơ thiếu máu Uống một ly nước ổi mỗi ngày giúp giảm tình trạng thiếu máu trong cơ thể do trong trái ổi có chứa những dưỡng chất thiết yếu giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu. Giúp tăng khả năng miễn dịch Trong quả ổi rất giàu axit ascorbic, vitamin C – giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bà bầu. Ngoài ra, những dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ những bệnh thường gặp trong thai kỳ như đau răng, chảy máu răng, nướu, viêm loét… vì trong 1 quả ối có chứa khoảng 16mg vitamin C. Trị chứng táo bón thai kỳ Ổi rất giàu chất xơ giúp thông ruột, do đó sẽ giúp ngăn ngừa táo bón trong thời kỳ mang thai. Một quả ổi cỡ vừa có thể cung cấp 36% lượng chất xơ hàng ngày cho cơ thể. Trị bệnh tiêu chảy Quả ổi có tác dụng điề